Tham dự Hội thảo có GS, TS Trần Thục - Chủ tịch Hội Khí tượng thủy văn Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu; Ông Hà Quang Anh - Giám đốc Trung tâm Phát triển cac-bon thấp; cùng dự có các chuyên gia đến từ Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Trung tâm Phát triển cac-bon thấp; đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh Quảng Nam như: Khoa học và Công nghệ; Lao động - Thương Bình và xã hội; Tài nguyên và Môi trường; NN&PTNT; Công Thương; Xây dựng; Giao thông vận tải…; đại diện lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố: Hội An, Tam Kỳ, Núi Thành, Duy Xuyên, Thăng Bình và lãnh đạo UBND các xã ven biển của tỉnh.
Mục tiêu chính của Hội thảo là nghiên cứu tiền khả thi về làm mát đô thị, đánh giá tiềm năng thực hiện/ứng dụng các giải pháp làm mát bền vững, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện thí điểm đối với Dự án Khu dân cư Phú Bình, tại phường An Phú, thành phố Tam kỳ. Ngoài ra, với mục tiêu tăng cường khả năng hấp thu cac-bon, giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường khả năng chống chịu của hệ sinh thái trước những thay đổi của biến đổi khí hậu. Viện khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu đề xuất ý tưởng đánh giá và giải pháp phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn tỉnh Quảng Nam. Sau Hội thảo các chuyên gia của Viện sẽ phối hợp với các địa phương ven biển tiến hành khảo sát, kiểm tra thực địa tình trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn tại huyện: Duy Xuyên, Núi Thành và thành phố Hội An để phân tích, đánh giá đề xuất khả năng phục hồi rừng ngập mặn.
Đại biểu dự Hội thảo Hội thảo cũng đã nhận được rất nhiều ý kiến, đề xuất đóng góp của đại biểu tham dự về những giải pháp, phương án phù hợp với địa phương khi thực hiện làm mát bền vững đối với Dự án Khu dân cư Phú Bình. Bên cạnh đó, với mong muốn phục hồi rừng ngập mặn, mang lai lợi ích sinh kế cho cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tăng cường khả năng hấp thụ các-bon, đại diện các xã ven biển có rừng cũng trao đổi, góp ý, đề xuất ý tưởng để phục hồi rừng ngập mặn tại địa phương./.